Điều lệ Viện

11:07 25/06/2019 178

03/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO MẪU VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo quyết định số 191/QĐ-VATA  ngày 15 tháng 5  năm 2018

của Ban thường vụ  Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam )

-------***-------

- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ,

- Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam:

Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam là tổ chức khoa học và công nghệ do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam thành lập, hoạt động theo Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam:

- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người tham gia hoạt động đạo lĩnh vực văn hóa Đạo Mẫu và các lĩnh vực hoạt động khác. Xây dựng tiêu chuẩn về về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Điều 2. Tư cách pháp nhân của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

  1. Tên tổ chức: (ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt)
  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: (nếu có) Viện Đạo Mẫu Việt Nam

Tên đầy đủ bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

  • Vietnam Institute for Research  and Development Mother goddess

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): V.R.D Institute

 

  1. Trụ sở chính: ghi thông tin địa chỉ, điện thoại và email.

Địa chỉ: P.809 Cung Trí thức Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 85878461/02485878462             Fax:           

Email: viendaomau.vrd@gmail.com

          Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh khi có nhu cầu. Việc thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh tuân theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo pháp luật của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam: ghi chức danh và tên của người đứng đầu (ví dụ Viện trưởng, Giám đốc).

Viện Trưởng – Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng

4. Vốn điều lệ của Viện Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam: ghi rõ số vốn điều lệ của tổ chức

Số tiền: 2.354.410.000 VN đồng

(Bằng chữ: Hai tỷ, Ba trăm lăm mươi tư triệu, bốn trăm mười ngàn đồng./.)

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam:

Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng mở tại ngân hàng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, Viện Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

 

 

 

 

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 4. Lĩnh vực hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn về về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

1. Chức năng:

- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển thương hiệu, chuẩn mực các hoạt động đạo Mẫu phù hợp với nên kinh tế thị trường tại Việt Nam

- Tập hợp những người hoạt động đạo mẫu, hướng dẫn tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người tham gia hoạt động đạo lĩnh vực văn hóa Đạo Mẫu và các lĩnh vực hoạt động khác.

- Chuẩn hóa về tư cách đạo đức của người tham gia hoạt động đạo Mẫu gồm: phân loại hoạt động, thống nhất các bài cung văn, trang phục, địa điểm diễn xướng nhằm xây dựng các thương hiệu đảm bảo yêu cầu nề nếp theo tiêu chuẩn mà UNESCO đã ghi danh.

- Vận động, tuyên truyền mọi người tham gia đạo Mẫu không lợi dụng đạo Mẫu mang tính chất mê tín dị đoan, hoạt động không đúng thuần phong mỹ tục

- Quảng bá thương hiệu Đạo mẫu Việt Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Xây dựng, triển khai và tổ chức các chương trình: Tôn vinh văn hóa Đạo mẫu và Tôn vinh nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực: văn hóa, tâm linh....

- Tiết kiệm đốt vàng mã, hình nộm trong các hoạt động đạo Mẫu, gây lãng phí tiền bạc, ảnh hưởng đến môi trường.

2. Nhiệm vụ:

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

- Tham mưu, đề xuất thực hiện các hoạt động liên quan đến thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt....

- Phối hợp các Ban, Trung tâm khác tổ chức các sự kiện Hội thảo, hội nghị...về vấn đề liên quan đến văn hóa Đạo mẫu trong và ngoài ngành với các cá nhân, tổ chức xã hội, các ban ngành, tổ chức quốc tế có liên quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

3. Quyền hạn:

- Tự tổ chức bộ máy, sử dụng nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động.

- Tự chủ ký kết các hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ.

- Tự chủ về tài chính.

- Tự chủ quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ theo thỏa thuận qua hợp đồng.

- Chủ động trong ký kết các hợp đồng, các thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam gồm:

  1. Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam gồm có: 01 Viện Trưởng, có từ 01 -05 Phó Viện trưởng và cán bộ chuyên môn theo yêu cầu công tác của Viện.
  2. Viện Trưởng và Phó Viện trưởng do Ban thường vụ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Các trường hợp khác Viện Trưởng quyết định: Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh; Trưởng, phó ban các đơn vị thuộc Viện.

  1. Viện có văn phòng/phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn (các đơn vị này không có tư cách pháp nhân độc lập). Việc thành lập văn phòng/phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn cũng như bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó trưởng các đơn vị này do Viện trưởng quyết định.
  2. Nhân lực:

a) Nhân lực của Viện bao gồm các cán bộ chính thức không thuộc biên chế Nhà nước, các cán bộ kiêm nhiệm và cộng tác viên tự nguyện tham gia hoạt động tại Viện. Người làm việc cho Viện được hưởng lương, phụ cấp và các lợi ích khác của Viện trên cơ sở hoàn thành khối lượng công việc được giao.

b) Quyền hạn, nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị của Viện được quy định chi tiết trong Quy chế hoạt động của Viện và trong các điều khoản hợp đồng lao động do các bên tham gia thỏa thuận ký kết.

c) Cá nhân, đơn vị của Viện có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế hoạt động của Viện. Cá nhân, đơn vị nào vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại tài chính công, sẽ phải bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

  1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Viện tại các tỉnh trong nước và nước ngoài sẽ được mở theo quy định của điều lệ, quy chế của Hội và địa phương, nước sở tại.

Chương IV

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

CỦA VIỆN TRƯỞNG VÀ PHÓ VIỆN TRƯỞNG

 

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Trưởng

  1. Quản lý toàn diện mọi hoạt động của Viện và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo quy định của quy chế này, điều lệ Hội và pháp luật hiện hành.
  2. Xác định phương hướng và tổ chức triển khai hoạt động của Viện trong từng thời kỳ.
  3. Quản lý và điều phối các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu Đạo Mẫu, xây dựng thương hiệu, kết nối thương hiệu cũng như các hoạt động phát triển, xây dựng chương trình, sự kiện trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của Viện.
  4. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý bộ phận của Viện  (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam).
  5. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động của Viện.
  6. Tuyển dụng lao động, ký hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  7. Ra quyết định thành lập hoặc giải thể các phòng/ban chuyên môn của Viện.
  8. Các quyền và nhiệm vụ khác tuân theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện, Điều lệ Hội và pháp luật hiện hành.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Viện trưởng          

Các Phó Viện trưởng là người giúp việc Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện Trưởng về các lĩnh vực công tác được phân công và uỷ quyền giải quyết từng việc khi Viện Trưởng vắng mặt, có trách nhiệm báo cáo lại với Viện Trưởng về công việc khi Viện Trưởng có mặt tại Cơ quan.

Trường hợp có nhiều Phó Viện trưởng sẽ phân công 01 Phó Viện trưởng thường trực để điều hành công việc của Viện theo sự phân công của Viện Trưởng.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

 

Điều 9. Nguồn thu tài chính

1. Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam có quyền tự chủ về tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi trên cơ sở tuân thủ các quy định về tài chính của pháp luật.

2. Các nguồn tài chính của Viện Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam:

a)  Đóng góp của các thành viên;

b)  Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển;

  1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ;

d)  Nguồn thu hợp pháp khác (nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng…).

Điều 10. Các nguyên tắc tài chính

1. Các khoản thu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

a) Trả lương, thù lao, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người làm việc trong Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam

b) Mua sắm, thuê các phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của đơn vị.

c) Các khoản chi khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nộp cấp trên, thuế (nếu có) theo qui định của Nhà nước.

3. Năm tài chính của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Các hoạt động tài chính của Viện tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính và Điều lệ, quy chế của Trung ương Hội, theo quy định chi tiêu của Viện do Viện Trưởng ban hành. Khi Viện làm ăn thua lỗ phải chịu trách nhiệm và không dùng kinh phí của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam để bù lỗ. Ngược lại tài sản, tài chính của Viện có được Trung ương Hội cũng không điều động nếu không được sự đồng ý của Viện Trưởng.

 

 

 

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

 

Điều 11: Khen thưởng

Tập thể, cá nhân Viện Nghiên cứu và Phát triển Thương hiệu Đạo Mẫu Việt Nam có thành tích trong công tác, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Viện và Hội đều được xét khen thưởng theo quy định của Hội và Nhà nước.

Điều 12: Kỷ luật

Tập thể, cá nhân Viện Phát triển Thương hiệu Đạo Mẫu Việt Nam vô ý thức tổ chức, kỷ luật kém, vi phạm Quy chế, Điều lệ Hội, vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Viện, của  Hội sẽ bị xử lý theo quy định của Trung ương Hội và pháp luật Nhà nước hiện hành.

Điều 13: Chính sách đãi ngộ

Cán bộ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ được đảm bảo quyền lợi: Lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Hội và Nhà nước.

Chương VII

GIẢI THỂ

Điều 14. Các trường hợp giải thể

1. Viện xin tự giải thể.

2. Viện bị Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam quyết định giải thể trong trường hợp:

a) Hoạt động không có hiệu quả, không có khả năng thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Viện.

b) Vi phạm Điều lệ và các quy định của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đến mức bị giải thể.

c) Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

d) Vi phạm pháp luật đến mức phải giải thể.

Điều 15. Thủ tục giải thể

1. Trong trường hợp giải thể, việc thanh lý tài sản và thủ tục giải thể, Viện thực hiện theo đúng trình tự, các quy định của pháp luật và Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam. Toàn bộ tài sản của Viện sau khi thanh toán các khoản nợ và đóng góp của các thành viên, sẽ được trao tặng lại cho tổ chức/quỹ hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo và phi lợi nhuận.

2. Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam ban hành quyết định giải thể. Viện phải thông báo quyết định giải thể đến các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có liên quan biết theo quy định của pháp luật.

 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực của Điều lệ

  1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam ký quyết định phê duyệt.
  2. Điều lệ này gồm 8 chương và 16 điều. Chỉ có Ban Thường vụ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ này khi cần thiết./.

 

 

Tags